Báo giá xây nhà,xây nhà trọn gói,báo giá xây nhà trọn gói

Báo giá xây nhà,xây nhà trọn





Báo giá xây nhà,xây nhà trọn gói,báo giá xây nhà trọn gói,Dựa vào danh mục công việc và bản vẽ thi công,khối lượng công việc được tổng hợp để có được báo giá xây nhà,đơn giá xây dựng hợp lí nhất


1/ Chọn loại móng.

Đối với nền đất yếu, việc chọn loại móng có ý nghĩa quan trọng cả về kỹ thuật và kinh tế. Chọn loại móng căn cứ vào những đặc điểm sau đây :

- Hình thức kết cấu của công trình, tính chất truyền tải trọng.
- Sơ đồ bố trí các công trình ngầm (tầng hầm, ống dẫn…).
- Tình hình địa chất khu vực xây dựng.
- Điều kiện XD móng (phương tiện thi công, thời gian XD…).

2 /Chọn chiều sâu chôn móng.

Việc lựa chọn độ sâu chôn móng phụ thuộc vào các yếu tố sau đây :

+ Điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn khu vực xây dựng.

+ Điều kiện địa chất và địa chất thủy văn khu vực xây dựng công trình là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến việc lựa chọn độ sâu chôn móng; trong đó vị trí của lớp đất chịu lực là điều kiện quan trọng nhất. Tùy thuộc vào các sơ đồ phổ biến trong thực tế để lựa chọn độ sâu chôn móng và các loại móng cho phù hợp.

+ Về điều kiện thủy văn của khu vực xây dựng cần phải được xem xét thận trọng về biên độ dao động của mực nước ngầm, dòng chảy ngầm có thể gây ra hiện tượng cát chảy… đây là một trong những yếu tố làm cơ sở cho việc lựa chọn phương án móng, độ sâu chôn móng, biện pháp thi công móng… 

+ Khi mực nước ngầm nằm cao hơn đế móng, do tác dụng đẩy nổi của nước, sẽ làm giảm trị số ứng suất tác dụng lên nền và hạn chế khả năng chống trượt khi chịu lực ngang. Vì vậy, trong mọi trường hợp nên cố gắng đặt móng ở bên trên mực nước ngầm.

+ Ảnh hưởng của trị số và tính chất truyền tải trọng của công trình.
Khi công trình chịu tải trọng lớn thì móng cần đặt sâu để giảm bớt diện tích đế móng và hạn chế khả năng lún và biến dạng không đều của đất nền.

+ Khi công trình chịu tải trọng ngang và moment uốn lớn, móng cũng phải có chiều sâu đủ lớn để đảm bảo ổn định về trượt và lật.

+ Ảnh hưởng của đặc điểm và yêu cầu sử dụng công trình.
Chiều sâu chôn móng còn phụ thuộc vào sự có mặt của các công trình như tầng hầm, đường giao thông, đường ống dẫn nước… cũng như các công trình lân cận đã xây dựng.

+ Đáy móng phải được đặt sâu hơn tầng hầm ít nhất 40cm và mặt trên của móng phải nằm ở dưới sàn tầng hầm. Khi công trình tiếp cận với các đường giao thông ngầm thì đế móng cần đặt sâu hơn các vị trí trên tối thiểu 20 – 40cm.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét